Đường phèn làm từ gì? Có tốt cho sức khỏe không? Đây là một trong những nguyên liệu dùng khi chế biến món ăn, nhất là món chè và tráng miệng. Bên cạnh đó, đường phèn là thành phần không thể thiếu trong bài thuốc dân gian. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp về nguồn gốc của đường phèn và công dụng của nó nhé.
Đường phèn làm từ gì?
Đường phèn được tạo ra từ quá trình kết tinh của củ cải, thốt nốt, mía,... Loại đường này chứa saccharose và nguyên tố vi lượng nhằm phân giải thành đường frutose và glucose.
Đường phèn có cấu tạo cứng, giống như viên đá, cũng có khi đóng gói thành đá hình vuông, có màu nâu đậm hoặc vàng nhạt. Đường phèn thường có lượng đường ít, calo thấp hơn so với đường cát vì thế được đánh giá tốt hơn và thay thế đường cát trắng.
Trong 1 thìa đường phèn (4 g) có chứa 25 calo hàm lượng dinh dưỡng, 0 g chất béo, 0 g chất đạm, 6.5 g Carbohydrate, 6.5 g đường, 0 g chất xơ. Đường phèn cung cấp năng lượng nhưng không cung cấp lượng vitamin hay khoáng chất cơ thể.
Các công dụng đường phèn mang lại
Ăn đường phèn có tốt không là một trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Ăn đường phèn đúng với hàm lượng phù hợp rất tốt cho sức khỏe của bạn. Quá trình kết tinh và tái kết tinh đường phèn giúp dễ tiêu hóa và thanh nhiệt cho cơ thể. Dưới đây là lợi ích sức khỏe mà đường phèn mang lại.
Điều trị cảm ho thông thường
Ho, cảm lạnh và đau họng là vấn đề thường gặp, đặc biệt mùa đông đến. Đường phèn là thành phần chính với công dụng chữa bệnh và làm giảm tình trạng này một cách nhanh chóng.
Ăn đường phèn thúc đẩy tiêu hóa
Đường phèn là loại kẹo ngậm phù hợp, bạn có thể dùng sau một bữa ăn cầu kỳ để thúc đẩy sự tiêu hóa. Khởi động quá trình tiêu hóa lập tức và dùng như một món tráng miệng sau khi ăn.
Bổ sung năng lượng
Ăn đường phèn là nguồn năng lượng tức thì, giúp giải tỏa tâm trạng của bạn và tăng năng lượng trong thời kỳ thay đổi tâm trạng sau mãn kinh. Uống một ly sữa với đường phèn vào ban đêm là cách để cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, đường phèn giúp chúng duy trì năng lượng cao cho cơ thể khỏe mạnh.
Làm nước giải khát
Đường phèn được dùng như thức uống giải khát mùa hè. Có công dụng làm dịu tâm trí và cơ thể giúp giảm bớt căng thẳng. Đó là nguồn năng lượng tức thì có thể cân bằng cơ thể và thư giãn giác quan.
Nguy cơ khi ăn đường phèn không đúng cách
Như chúng ta đã biết, đường phèn rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nếu quá lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể đối mặt với bệnh lý.
Đường phèn gây béo phì
Nếu ăn nhiều đường phèn, bạn dễ tăng cân và kéo dài, không kiểm soát dẫn đến béo phì. Khi đã béo phì, cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh hơn.
Ăn nhiều gây tiểu đường
Với hàm lượng đường cao, bạn có thể phải đối mặt với tiểu đường. Đây là bệnh dễ dàng gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Gây ra bệnh tim mạch
Người ăn nhiều đường bao gồm cả đường phèn thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, bạn nên ăn vừa đủ để bảo vệ sức khỏe.
Ăn đường phèn tăng nguy cơ về răng miệng
Khi ăn quá nhiều đường phèn nếu không chăm sóc răng miệng chưa đảm bảo là cơ hội tạo điều kiện vi khuẩn bám vào răng và gây bệnh.
Hướng dẫn cách làm đường phèn
Đường phèn được tạo ra bằng cách lấy đường trắng, pha loãng và lượng nước nhất định, sau đó thêm vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc các tạp chất, thêm một ít hương vị.
Tiếp đến, đặt hỗn hợp lên đun, cho lửa nhỏ, nước sắp cạn thì thêm vào đun. Khi đường chín bạn đổ vào thùng và bên trong có thêm vỉ tre.
Sau 10 - 12 ngày, đường kết tinh thành khối như bạn vẫn thường mua ngoài thị trường.
Đường phèn chưng với chanh, quất có thể điều trị bệnh viêm họng, bệnh ho rất hiệu quả. Đây là thực phẩm rất tốt đối với người già, người đang bị bệnh.
Đường phèn trong làm bánh sẽ tạo độ mềm mịn cho kết cấu vì ngọt và bùi cho bánh. Ngoài ra, loại đường này cũng tạo màu vàng đẹp cho vỏ bánh và giữ ẩm cho bánh tốt hơn.
Một số bài thuốc dân gian với đường phèn: Nhắc đến đường phèn chúng ta không thể bỏ qua bài thuốc thuốc trị viêm họng và trị ho theo dân gian. Có sử dụng đường phèn cùng hoa hồng bạch, chanh đào hoặc vỏ quất,...
Một số bài thuốc dân gian dùng đường phèn có thể kể đến:
- Chưng cách thủy với hoa cúc giúp giảm huyết áp;
- Trị ho dai dẳng với người bị lao phổi: Chưng cách thủy cùng hoa điệp phơi sương, uống vào sáng sớm;
- Trị ho vì thời tiết: Chưng cánh hoa hồng bạch với 1 chút đường phèn;
- Ho khan: Dùng nấu kèm vỏ quýt uống vài ngày;
- Trị cảm do thời tiết: Pha đường phèn cùng nước sôi và gừng tươi đập dập, uống khi còn ấm;
- Bồi bổ khí huyết với người mới ốm dậy: Nấu đường phèn với nhân sâm, hạt sen, gạo nếp thành cháo rất bổ dưỡng;
- Bài thuốc bỏ thận sinh lý cho đấng mày râu: Chưng đường phèn với rễ đậu bắp có thể cải thiện sinh lý hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng đường phèn đúng cách
Với người bình thường, một ngày nên dùng 20 g đường và không vượt qua số này. Bạn có thể dùng một số chất tạo ngọt để thay thế đường phèn đảm bảo sức khỏe, giúp món ăn thơm ngon mà không sợ bị quá ngọt.
Đường phèn tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số trường hợp, đường này có thể phản tác dụng, nhất là với người bị tiểu đường. Dù là đường phèn hay cát trắng cũng khiến lượng máu trên cơ thể tăng cao. Điều này khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.
Với người có thể trạng tốt một ngày chỉ nên dùng 20 g đường và không vượt quá lượng này. Như vậy, có thể thấy ăn nhiều đường phèn dễ bị tiểu đường, vì vậy bạn chỉ nên dùng ở mức vừa đủ và có thể dùng đường nhân tạo thay thế.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thể hiểu thêm về thông tin đường phèn làm từ gì và những công dụng mà đường phèn mang lại. Không chỉ là loại gia vị trong nấu ăn làm bánh mà đường phèn còn là phương thuốc quý giá và được nhiều người dùng để chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp