Mận là loại trái cây khoái khẩu đối với nhiều người và thường được ăn nhiều nhất khi mùa hè đến. Dinh dưỡng trong quả mận khá nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân luôn thắc mắc về lượng calo cũng như khả năng gây béo của các loại thực phẩm. Vậy ăn mận có béo không?
Quả mận chứa bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả mận Bắc có chứa khoảng 13 calo. Như vậy, trong 100g mận chứa năng lượng cùng các dưỡng chất bao gồm:
- 50 calo.
- 8g carbs.
- 1g chất xơ.
- 7g đường.
- 5% RDI Vitamin A, 10% RDI Vitamin C, 5% RDI Vitamin K.
- 3% RDI Kali, 2% RDI Đồng, 2% RDI Manga.
- Phốt pho, vitamin B, magie.
Quả mận có tác dụng gì cho sức khỏe?
Ăn mận được chứng minh là mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể là:
- Tốt cho xương khớp: Ăn mận giúp tăng mật độ xương ở cẳng tay và cột sống.
- Cải thiện trí nhớ: Các chất chống oxy hóa trong quả mận giúp phục hồi tế bào trong não bị tổn thương. Mỗi ngày ăn mận giúp trí nhớ cải thiện hiệu quả.
- Kiểm soát đường huyết trong máu: Chỉ số đường huyết GI trong mận rất thấp mang đến tác dụng kiểm soát hàm lượng đường trong máu, giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Các chất xơ, sorbitol, isatin rong mận giúp điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn nên ăn mận để điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
- Bảo vệ hệ tim mạch: Trong mận có chất kali giúp kiểm soát huyết áp cao, ngăn ngừa vấn đề về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.
- Ngăn ngừa bệnh ung thư: Các sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin có nhiều trong quả mận rất giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể, phòng chống bệnh ung thư.
- Cải thiện thị lực: Vitamin C và beta carotene là thành phần trong quả mận có lợi cho mắt. Ăn mận thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Căn bệnh này khá nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến mù lòa.
Ăn mận có béo không?
Mận là loại quả được nhiều chị em yêu thích bởi sự mọng nước, vị chua ngọt thanh, ăn ngon miệng. Nhiều người lo sợ không biết ăn mận có béo không. Trên thực tế, quả mận chứa rất ít chất béo. Ngược lại, các chất xơ trong mận lại khá cần thiết cho cơ thể.
Quả mận có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ không gây tăng đường huyết trong máu. Với hàm lượng calo rất thấp có trong quả mận, bạn phải ăn đến 6kg mận mỗi ngày thì mới sợ bị tăng cân. Thêm vào đó, ăn mận còn có thể giúp giảm cân nếu bạn biết cách ăn đúng và phù hợp.
Tác dụng phụ khi ăn mận quá nhiều
Tuy quả mận có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng ăn mận cũng khiến cơ thể bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề như:
- Hại thận: Các chất oxalate chứa trong mận làm cản trở quá trình cơ thể hấp thụ canxi. Điều này gây xảy ra hiện tượng kết tủa trong thận, lâu ngày hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang. Vì thế, những bệnh nhân bị thận thì nên hạn chế hoặc không nên ăn mận.
- Men răng bị ảnh hưởng: Hàm lượng cao axit trong quả mận có thể tác động xấu đến men răng, nhất là đối với trẻ em.
- Có hại cho dạ dày: Ăn mận lúc đói sẽ khiến hàm lượng axit cao trong quả mận làm hại đến dạ dày. Bệnh nhân dạ dày ăn nhiều mận sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Nóng trong người: Việc ăn mận quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng, nóng trong, mụn nhọt… vì mận có tính nóng.
- Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc: Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật không nên ăn mận vì loại trái cây này gây giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên ăn mận trước khi phẫu thuật 2 tuần.
Lưu ý để ăn mận giảm cân
Việc ăn mận có béo không còn phụ thuộc vào cách bạn ăn như thế nào. Tuy quả mận có chứa ít calo, phù hợp cho những người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng nhưng bạn không được ăn quá nhiều. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn quả mận Bắc:
- Không nên ăn mận vào buổi tối để bảo vệ men răng.
- Chỉ ăn khoảng 7 - 10 quả mận mỗi lần ăn.
- Không được ăn mận vào lúc đói để tránh gây hại cho dạ dày.
- Không ăn mận cùng với trứng gà, trứng vịt, hạnh nhân, thịt vịt… vì chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Người mắc bệnh tiểu đường, dạ dày, cơ địa dễ bị nóng trong không nên ăn mận.
Mang thai ăn mận được không?
Ăn mận trong quá trình mang thai đã được chứng minh là tốt cho mẹ bầu. Chúng có thể giúp mẹ giảm cơn buồn nôn do ốm nghén. Các chất xơ trong quả mận còn hỗ trợ giảm táo bón, cho mẹ cảm thấy no lâu, duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.
Hàm lượng kali trong quả mận có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Mẹ sẽ giảm chứng chuột rút thường gặp xuyên suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên ăn mận để ngăn ngừa chuột rút.
Lớp vỏ màu đỏ của quả mận Bắc còn rất giàu chất chống oxy hóa. Chất này có công dụng làm giảm viêm, phòng ngừa bệnh về huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai, nếu thiếu vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm, xảy ra tình trạng sinh non. Mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin C như mận để hạn chế nguy cơ này. Bên cạnh đó, các dưỡng chất photpho, canxi, magie, kali, vitamin A, vitamin C… trong quả mận còn giúp ích nhiều cho mẹ và bé.
Mặc dù vậy, việc thai phụ ăn mận trong thời gian dài có thể bị sỏi thận. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận trong 3 tháng đầu thai kỳ với liều lượng hợp lý. Trong trường hợp mẹ đang sử dụng thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác có được ăn mận không.
Biết được hàm lượng calo có trong trái mận sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ăn mận có béo không. Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Quả mận tốt cho sức khỏe nên bạn hãy bổ sung nó vào khẩu phần ăn hàng ngày một cách hợp lý nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp