Suy Van Tĩnh Mạch Chi Dưới

     

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Không chỉ gây mất thẩm mỹ ở chân mà còn biểu hiện thành nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh và tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Bạn đang xem: Suy van tĩnh mạch chi dưới


2. Các nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chi dưới4. Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch theo từng giai đoạn5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch

1. Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu đưa máu trở về tim. Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, gây ứ đọng máu ở đây.

Sự ứ đọng của máu trong tĩnh mạch sẽ gây ra những biến đổi về chuyển động của dòng máu và gây biến dạng tổ chức mô xung quanh.


*
*

Đi khám sớm giúp chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.


5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch chi dưới thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu nên khó nhận biết. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đi khám ngay khi có yếu tố nguy cơ hay có bất cứ triệu chứng nào của bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Soạn Văn 6 Bài Đêm Nay Bác Không Ngủ Ngắn, Đêm Nay Bác Không Ngủ

5.1. Các phương pháp chẩn đoán

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, có một số phương pháp cận lâm sàng có thể được áp dụng trong chẩn đoán suy tĩnh mạch. Đó là:

– Siêu âm Doppler để xác định có của dòng máu trào ngược, huyết khối

– Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang (CT, MRI) thường được tiến hành khi không xác định được chính xác các dòng trào ngược trong lòng hệ tĩnh mạch.

5.2. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh nhân.

Trong đó các trường hợp bệnh nhẹ và vừa (giai đoạn đầu), phương pháp điều trị nội khoa thường được sử dụng giúp làm bền thành mạch. Các loại thuốc này cần được kê bởi các

Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể giúp ngăn chặn sự trào ngược của dòng máu như:

– Để chân cao khi nghỉ ngơi

– Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu

– Đi tất thun, quấn chân, dùng vớ áp lực

– Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, tránh táo bón, béo phì

Những phương pháp này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch là chủ yếu.

Trong trường hợp bệnh nặng và có biến chứng thì tùy từng mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp can thiệp khác.

Xem thêm: 8 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Khẩn Cấp Cha Mẹ Nhất Định Phải Nhớ, Khi Trẻ Bị Sốt Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì

Tóm lại, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ và duy trì những thói quen tốt để phòng tránh căn bệnh này. Khi có những triệu chứng của bệnh, hãy thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, vì việc trì hoãn điều trị có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.