Uống nước lá gì để giảm mỡ máu là đề tài được rất nhiều độc giả quan tâm, đặc biệt là những người bệnh đang nhiễm mỡ máu. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc một số loại lá cũng như cách sử dụng các loại lá này để giảm mỡ máu hiệu quả.
Tổng quan về mỡ máu
Mỡ máu hay lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Tùy thuộc vào trọng lượng phân tử cũng như chức năng của từng loại mà các thành phần mỡ máu sẽ được phân chia dưới các tên gọi khác nhau bao gồm: Cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol và LDL cholesterol (LDL-C). Bốn loại thành phần mỡ máu này thường được xét nghiệm khi theo dõi sức khỏe để đánh giá nguy cơ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Lipoprotein đảm nhận vai trò vận chuyển lipid trong cơ thể. Về bản chất, lipid không tan trong nước, khi kết hợp với protein, phần kị nước của lipid sẽ cuộn vào trong còn phần apoprotein sẽ hình thành lớp vỏ bọc xung quanh. Nhờ vậy mà lipid có thể được vận chuyển trong môi trường dịch thể.
Tùy theo lượng lipoprotein này gắn với từng loại mà trọng lượng của các thành phần mỡ máu có sự khác nhau. Ví dụ: HDL cholesterol có mật độ lipoprotein cao, LDL cholesterol có mật độ lipoprotein thấp.
Bên cạnh đó, chức năng của các thành phần mỡ máu cũng có sự khác biệt rõ rệt:
- Cholesterol tham gia cấu tạo của màng tế bào.
- Triglycerid giữ vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- HDL cholesterol giúp vận chuyển phân tử cholesterol dư thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài cơ thể.
- LDL cholesterol đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ngược lại từ gan đến các cơ quan và các tế bào.
Khi nào cần giảm mỡ máu?
Vậy khi nào thì cần giảm mỡ máu? Bạn cần giảm mỡ máu khi mỡ máu của bạn tăng cao. Sau khi đã hiểu rõ về mỡ máu cũng như các thành phần của mỡ máu, nhiều độc giả vẫn không khỏi băn khoăn mỡ máu cao là gì và những dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao ra sao?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol) hoặc triglycerid hoặc gia tăng cả LDL cholesterol và triglycerid trong máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia, mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị mỡ máu cao đều không có triệu chứng cụ thể và rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện ra tình trạng này khi làm xét nghiệm máu định kỳ hoặc khi gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó, ví dụ như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu?
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu đang là câu hỏi được rất nhiều độc giả đăng tải trên các diễn đàn hỏi đáp về sức khỏe. Dưới đây là một số loại lá có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả được nhiều người sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
Lá sen
Ngoài công dụng chữa đau bụng, tiêu chảy, say nắng… lá sen còn được biết đến với tác dụng hạ mỡ máu và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lá sen có chứa rất nhiều các hoạt chất tốt cho sức khỏe, giúp chống co thắt cơ trơn, tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu, ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp.
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần chuẩn bị 10 - 20 gram lá sen tươi và vỏ đậu xanh, đem rửa sạch, hãm cùng với nước sôi sau đó dùng hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá sen đã được thái nhỏ và phơi khô trước đó sắc uống hàng ngày.
Lá trà xanh
Uống lá gì để giảm mỡ máu? Trà xanh là một sự lựa chọn hoàn hảo bạn có thể cân nhắc.
Trên thực tế, lá trà xanh được dùng trong làm đẹp và giảm béo. Với tính mát và vị đắng vốn có, trà xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các sắc tố có trong loại lá này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ kết dính ở máu và chống xơ cứng động mạch hiệu quả.
Cách sử dụng: Lá trà xanh tươi rửa sạch, để ráo nước sau đó vò nhẹ rồi cho vào ấm. Đổ một chút nước sôi vào ấm và gạn bỏ phần nước đầu. Tiếp tục đổ lượt nước sôi tiếp theo ngập lá trà. Đợi khoảng 10 - 15 phút cho trà ngấm là có thể sử dụng.
Với phương pháp này, bạn cần lưu ý tuyệt đối không uống trà xanh khi đói hoặc khi trà còn quá nóng. Bạn nên uống trà vào thời điểm 1 - 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Lá vối
Đáp án uống lá gì để giảm mỡ máu hiệu quả là uống nước lá vối nhé.
Lá vối không còn xa lạ gì với mỗi gia đình Việt. Không chỉ là thức uống thanh nhiệt giải độc tốt, lá vối còn chứa thành phần beta-sitosterol được chứng minh là có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, từ đó điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol. Nhờ vậy, uống lá vối không chỉ giúp giảm cân mà còn có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.
Cách sử dụng: Lá vối đem rửa sạch và để ráo nước. Cho lá vối vào ấm đun sôi cùng với nước. Đợi nguội bớt và uống. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng lá vối khô thay cho lá vối tươi.
Giảo cổ lam
Hoạt chất phanosid có trong giảo cổ lam được nghiên cứu là có tác dụng giữ đường huyết ở mức ổn định. Trong Đông y, giảo cổ lam là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong điều trị một số bệnh như viêm dạ dày cấp, viêm gan virus, viêm phế quản mạn tính, chứng tăng mỡ máu… Chính vì thế, giảo cổ lam được liệt trong danh sách những loại lá uống giảm mỡ máu.
Cách sử dụng: Sử dụng phần lá và ngọn non của giảo cổ lam đem rửa sạch và phơi khô. Dùng khoảng 15 - 30 gram giảo cổ lam khô sắc nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tán giảo cổ lam thành bột thô để hãm uống.
Uống nước lá để giảm mỡ máu bao lâu thì có hiệu quả?
Bên cạnh đề tài uống nước lá gì để giảm mỡ máu thì hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này ra sao và dùng bao lâu thì có hiệu quả cũng là mối quan tâm của rất nhiều độc giả.
Theo các chuyên gia, việc uống nước lá để giảm mỡ máu là phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng mỡ nhiễm máu an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của phương pháp này cao hay thấp, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng như mức độ đáp ứng của từng người.
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp phương pháp này với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số dòng sản phẩm thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị.
Một trong những dòng thực phẩm chức năng bạn đọc có thể tham khảo đó là viên uống Lipitas Jpanwell của Nhật Bản. Viên uống này có chứa rất nhiều thành phần như Nattokinase, Inulin, kế sữa, bột gừng, bột nấm ngưu chương chi… có tác dụng giảm mỡ, cholesterol và triglyceride trong máu, đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về mỡ máu cũng như một số loại lá giúp cải thiện tình trạng tăng mỡ máu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về tình trạng này cũng như trả lời được câu hỏi uống nước lá gì để giảm mỡ máu. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và hãy luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.
Gợi ý bạn: Thực đơn bữa sáng cho người mỡ máu cao: Món ăn đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà